Giải pháp thiết kế thang máy hiệu quả cho nhà cải tạo

1, Đặc điểm thiết kế thang máy cho nhà cải tạo:
Các công trình nhà cải tạo thường không có diện tích lớn, chính vì thế khi lắp thêm thang máy lại tốn thêm một phần diện tích sử dụng của ngôi nhà. Thường khi cải tạo thang máy sẽ được lắp trong lòng thang bộ, thang bộ chạy quanh hoặc lắp cạnh thang bộ hoặc đục, cắt bớt diện tích phòng để lắp ở góc nhà là những sự lựa chọn tối ưu cho gia chủ.

Với những công trình cải tạo thì gia chủ cần phải xem xét nên lắp đặt thang máy nào? Ở vị trí nào trong nhà? Tải trọng, kích thước bao nhiêu để phù hợp với điều kiện thực tế của công trình. Làm xây dựng như thế nào để đảm bảo được an toàn khi sử dụng? Bởi lúc này rất khó để đáp ứng được hoàn toàn như mong muốn của bạn, chẳng hạn nếu là công trình xây mới bạn có nhu cầu thiết kế thang máy có tải trọng 450kg nhưng hiện tại diện tích để cải tạo chỉ đáp ứng được kích thước cho thang máy 300kg,…. Đó là những khó khăn của những công trình cũ muốn cải tạo để lắp đặt thang máy.

2. Phương án thiết kế giếng thang máy:

Thang máy dành cho nhà cải tạo có 2 phương án để làm hố thang: cột bê tông cốt thép tường gạch hoặc dựng hố khung thép (U,V,I) có vách xung quanh là kính hoặc nhôm Alu. Đối với những công trình bị hạn chế về mặt diện tích thì lựa chọn xây dựng hố thang bằng khung thép định hình là hợp lý, tuy nhiên cải tạo theo hướng này khá là tốn kém so với làm bê tông cốt thép, chi phí sẽ tăng lên do giá của các vật liệu đắt hơn; nhưng phương án này lại có những ưu điểm nổi bật là thiết kế thi công lắp đặt nhanh, tiết kiệm diện tích giếng thang để ưu tiên cho thiết kế cabin được rộng hơn, đặc biệt là giảm trọng lực tác động lên nền móng của ngôi nhà.

3. Lựa chọn vị trí thiết kế và lắp đặt thang máy phù hợp không gian nhà ở

Vì tất cả mọi công trình muốn cải tạo để lắp đặt thêm thang máy đều là những công trình đang được sử dụng nên sẽ không có nhiều khoảng trống không gian để tận dụng. Nhưng không phải vì thế mà không thể lắp đặt thang máy nữa. Vấn đề là cần phải tính tế quan sát và tận dụng những phần diện tích trống cho ngôi nhà.

Khoảng không của giếng trời
Đây là điểm trống chủ yếu trong gia đình, là điểm đặt lý tưởng, bởi khoảng trống đó thường nằm trong lòng thang bộ, ít ảnh hưởng tới sinh hoạt của mọi người trong gia đình. Gia chủ có thể tận dụng phần diện tích này để lắp đặt thang máy được thuận lợi. Nếu khoảng giếng trời quá bé thì có thể cân nhắc việc cắt bớt cầu thang bộ để có thêm diện tích cho việc thiết kế lắp đặt thang máy

Chọn điểm đặt tại ngoài trời
Khi không gian bên trong công trình không có nơi nào để tận dụng hợp lý, thì gia chủ có thể nghiên cứu và lắp thang máy ở ngoài trời. Điểm đặt thang máy hợp lý là ở đầu lối hành lang của nhà, tùy theo diện tích dư thừa của nhà. Đối với những thang máy được lắp ngoài nhà, nếu không gian và điều kiện kinh tế cho phép, gia đình hoàn toàn có thể lắp đặt thang máy lồng kính để tăng vẻ đẹp và sang trọng cho gia đình,đồng thời bạn sẽ có những phút giây trải nghiệm cực kỳ thú vị.

4. Lựa chọn loại thang máy phù hợp

Có 2 phương án để lựa chọn loại thang máy phù hợp với công trình:

  • Nếu công trình bị hạn chế chiều cao thì đã có thang máy không phòng máy.
  • Còn nếu không bị hạn chế chiều cao thì gia chủ nên lựa chọn thang máy có phòng
  • Mỗi phương án thang máy có phòng máy hay không có phòng máy có những ưu và nhược điểm riêng, để có phương án cải tạo và sự lựa chọn tốt nhất bạn nên liên hệ tới các công ty thang máy có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để nhận được sự trợ giúp và tư vấn chính xác nhất.

Một gợi ý nhỏ mà chúng tôi dành cho các chủ đầu tư đó là: Việc lắp thang máy cho nhà cải tạo phức tạp nhất và tốn kém nhất là phần hố thang máy. Chính vì vậy mà nếu cảm thấy điều kiện cho phép sau này lắp đặt thang máy thì ngay từ khi xây mới chủ nhà nên yêu cầu kiến trúc sư tính toán và để lại diện tích để lắp đặt thang máy. Để khi có điều kiện lắp đặt thang máy không mắc phải những khó khăn không đáng có.